Tìm sản phẩm…

Mách bạn Mẹo hay Điều trị dị ứng cơ địa triệt để bằng nước ion kiềm

Mục lục

Dị ứng cơ địa còn có nhiều tên khác như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, dị ứng thời tiết,… với các triệu chứng ngứa, viêm da, mẩn đỏ trên da,… liên quan đến yếu tố miễn dịch, tái phát dai dẳng. Nước điện giải ion kiềm có thể hỗ trợ điều trị dị ứng cơ địa hiệu quả, điều này có thật không? Siêu thị bếp Besthome Mách bạn Mẹo hay Điều trị dị ứng cơ địa triệt để bằng nước ion kiềm, cùng tìm hiểu nhé!

Mách bạn Mẹo hay Điều trị dị ứng cơ địa triệt để bằng nước ion kiềm

Dị ứng cơ địa là bệnh gì?

Dị ứng cơ địa hay còn gọi là bệnh viêm da dị ứng là hiện tượng các kháng thể trong cơ thể được sinh ra để chống lại các yếu tố gây bệnh dị ứng. Tuy nhiên, bên trong các kháng thể ấy sẽ chứa các yếu tố dị ứng, các yếu tố này khi gặp các dị nguyên gây bệnh sẽ gây ra bệnh viêm da dị ứng. Nói cách khác, dị ứng cơ địa chính là sự phản ứng thái quá của hệ miễn dịch khi gặp các tác nhân gây bệnh.

Người bị dị ứng cơ địa sẽ dễ phát bệnh khi tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường như: khói bụi ô nhiễm, dị ứng thời tiết, các loại thực phẩm, động vật,… Quá trình phát bệnh có thể ngay lúc tiếp xúc hoặc vài tuần sau tuỳ vào mỗi người. Dị ứng cơ địa gây ảnh hưởng trực tiếp trên da, làm nhiễm trùng da. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng máu, viêm màng phổi, suy hô hấp,…

Người bị bệnh dị ứng cơ địa thường tái phát lại nhiều lần, bệnh dị ứng cơ địa rất khó điều trị dứt điểm tác động ảnh hưởng sức khoẻ, tâm lý cũng như thẩm mỹ. Lưu ý, dị ứng cơ địa ở trẻ em, trẻ em chưa đủ nhận biết, các kiến thức về sức khoẻ nên bệnh sẽ gây ra các tổn thương nghiêm trọng đến da, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 

bệnh di ứng da cơ địa

Dấu hiệu nhận biết của bệnh dị ứng da cơ địa

Dị ứng cơ địa hay viêm da dị ứng cơ địa có thể bị nhầm lẫn với một số các bệnh về da thông thường cũng như không biết rõ nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu dưới đây hãy đến gặp bác sĩ để được theo dõi và điều trị tốt nhất. 

  • Bệnh nhân sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà biểu hiện nặng nhẹ khác nhau.
  • Da nổi mẩn đỏ, nổi sần lên, các mụn nước đều bắt đầu tiết dịch.
  • Sưng phù ở các vị trí hoặc toàn thân và kèm theo triệu chứng ngứa rát.
  • Ở trường hợp nặng hơn, có thể gây tổn thương da, trầy xước dẫn đến nhiễm trùng da và kèm theo các biến chứng nguy hiểm.
  • Một số các triệu chứng khác như: bị ngứa mũi, buồn nôn, nghẹt mũi, rối loạn tiêu hoá,… 

Dị ứng cơ địa hay viêm da dị ứng tuy xảy ra trên da của bệnh nhân nhưng không lây lan từ người bệnh. Theo các nghiên cứu, nếu trong gia đình có nhiều người mắc phải bệnh dị ứng cơ địa là do tính di truyền, không liên quan đến việc lây lan từ bệnh nhân dù trực tiếp hay gián tiếp. 

Nguyên nhân gây dị ứng cơ địa thường gặp

Các nguyên nhân gây ra dị ứng cơ địa rất khó để xác định vì bệnh liên quan đến các yếu tố di truyền, hệ miễn dịch, cơ địa,… Nên việc tìm ra căn nguyên và điều trị bệnh dứt điểm là việc khó, bệnh dị ứng cơ địa rất dễ tái phát. 

Một số nguyên nhân chính gây ra bệnh dị ứng cơ địa như:

Yếu tố di truyền

Dị ứng cơ địa thường do yếu tố di truyền, nếu bố và mẹ bị dị ứng cơ địa thì có khả năng cao di truyền sang con cái. Nếu bố mẹ không mắc bệnh này thì tỉ lệ gặp phải là khoảng 15%. Đối với anh chị em sinh đôi cùng trứng thì tỉ lệ mắc bệnh là 70%, sinh đôi khác trứng là 40%.

Yếu tố bên ngoài

Các tác nhân bên ngoài môi trường cũng gây ra bệnh dị ứng cơ địa.

  • Dị ứng thời tiết.
  • Dị ứng với các loại thuốc uống điều trị bệnh khác.
  • Dị ứng với các loại thực phẩm.
  • Dị ứng khi dùng mỹ phẩm hay tiếp xúc với các hoá chất, động vật,… 

Theo quan niệm của Đông y, bệnh dị ứng cơ địa là do huyết độc, nhiệt độc, phong hàn, phong nhiệt mà ra. Ngoài ra, bệnh dị ứng cơ địa còn do khí huyết tích tụ lâu ngày, gan hư nên sinh ra bệnh. 

viêm da cơ địa

Các giai đoạn phát triển bệnh của dị ứng da cơ địa

Dị ứng cơ địa thường phát triển qua hai giai đoạn chính với nhiều triệu chứng và mức độ khác nhau. Nếu kịp thời phát hiện và điều trị trong giai đoạn bệnh cấp tính, bệnh dị ứng cơ địa sẽ được kiểm soát tốt, hạn chế nguy cơ phát triển sang giai đoạn mãn tính.

Đối với giai đoạn bệnh dị ứng cơ địa cấp tính, bạn sẽ thấy những ban đỏ xuất hiện thành từng vùng lớn, thậm chí chúng sẽ phát triển thành mụn nước rồi dần đóng vảy. Triệu chứng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh ngứa ngáy liên tục, đặc biệt là vào ban đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tốt nhất người bệnh không nên gãi, điều này có thể gây tổn thương da và khiến tình trạng bệnh trở nên tệ hơn.

Bước sang giai đoạn mãn tính, các tổn thương trên bề mặt da càng trở nên nghiêm trọng hơn. Hầu hết, người bệnh dị ứng cơ địa mãn tính sẽ thấy trường hợp những lớp sừng dày và bong tróc trên làn da và gây mất thẩm mỹ. Thậm chí nhiều người phải đối mặt với tình trạng rối loạn sắc tố da. Lúc này chúng ta cần phải điều trị kịp thời để tránh những diễn biến tồi tệ như: da nứt nẻ, đóng vảy do chảy dịch,…

Viêm da dị ứng cơ địa có nguy hiểm không?

Do viêm da dị ứng biểu hiện thành từng đợt sau đó tự thuyên giảm, với thể nhẹ đa số không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị ngứa và phải gãi nhiều, móng tay dài, nhọn và kém vệ sinh có thể gây nhiễm trùng da. Cấu trúc vùng da bị phá vỡ, lở loét và vết nứt da bị lây nhiễm bởi chủng vi sinh vật thường trú trên da hay cả vi khuẩn ngoại lai. Do đó, khi vết thương trên da lành lặn trở lại có thể để lại sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ. 

Trường hợp bị bội nhiễm thêm virus gây hội chứng Kaposi-juliusberg (hay eczema herpeticum) khá nặng nề, biểu hiện có sốt, mệt mỏi, mụn nước trên da, tổn thương nội tạng,… tỉ lệ tử vong từ 1-9%.

Ngoài ra, do bệnh lý mãn tính kéo dài nhiều năm, nếu điều trị sai, lạm dụng các bài thuốc bôi hoặc uống có Corticoid có thể dẫn đến tình trạng đỏ da toàn thân. Toàn thân người bệnh đỏ, có thể có những đợt sốt, rét run, ngứa thường xuyên,…

Viêm da dị ứng ở vùng da xung quanh mắt làm cho người bệnh khó chịu, ngứa da quanh mắt thâm do gãi thường xuyên ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Việc gãi nhiều gây các vết xước trên da có thể nhiễm trùng. Các biến chứng bao gồm chảy nước mắt liên tục, viêm mí mắt và viêm kết mạc. Nếu nghi ngờ biến chứng mắt thì cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt. 

Cách điều trị dị ứng cơ địa bằng thuốc tây có trị được bệnh tận gốc không?

Dị ứng cơ địa có thể tồn tại suốt đời của người bệnh, tuy nhiên cũng có một số trường hợp khỏi hẳn hoàn toàn khi lớn lên. Dị ứng cơ địa mãn tính là loại dị ứng kéo dài, gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ và cuộc sống hằng ngày. Giải pháp loại bỏ tận gốc các yếu tố gây bệnh là điều không thể thực hiện vì trên thực tế, có nhiều tình huống, chúng ta không biết rõ chất đó có gây dị ứng cho cơ thể hay không.

Việc dùng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống (thuốc kháng histamin) chỉ tạm thời có tác dụng chữa trị triệu chứng bệnh chứ không loại bỏ nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh mà còn có nhiều tác dụng. Đối với những người chức năng gan và thận kém thì dùng thuốc kháng histamin có tác động ngược lại và gây nguy hiểm. Đây chính là vòng luẩn quẩn và nguyên nhân làm cho bệnh dị ứng tái phát ngày càng nặng hơn. Đặc biệt, khi dùng thuốc chống dị ứng làm cho người bệnh cảm thấy buồn ngủ, ngủ gà, chóng mặt, nhức đầu, khô miệng,… có thể ảnh hưởng đến học tập và hiệu quả công việc.

Như vậy, giải pháp an toàn chữa bệnh này là tăng cường 3 chức năng quan trọng của cơ thể: tăng cường chức năng gan – khử độc, giải độc cho cơ thể; tăng cường chức năng thận – vận chuyển, đào thải chất độc qua hệ bài biết và tăng cường năng lượng cho tế bào – nâng cao hệ miễn dịch giúp bảo vệ tế bào chống lại các yếu tố dị nguyên xâm nhập.

Cách chữa trị dị ứng cơ địa như thế nào?

Mục đích điều trị viêm da dị ứng hay dị ứng cơ địa là để giảm viêm, giảm ngứa và ngăn chặn các cơn bùng phát trong tương lại, tránh biến chứng. Theo đó, các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định chi tiết như sau:

Kem chống ngứa

Dùng bôi vào vùng da có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngứa quá nặng và ảnh hưởng đến sinh hoạt, đôi khi phải cần đến thuốc kháng histamine đường uống. Với các thuốc chống dị ứng gây buồn ngủ, bác sĩ thường kê cho uống buổi tối. 

Kem dưỡng ẩm

Phối hợp với kem chống ngứa làm giảm thiểu triệu chứng khó chịu. Ngoài những cơn cấp, cần thường xuyên dưỡng ẩm da, mềm da khi thời tiết lạnh và khô, tránh để da nứt nẻ sẽ dễ gây ngứa. 

Kem kháng viêm

Hạn chế phản ứng viêm tại chỗ quá mức khiến triệu chứng thuyên giảm hơn, da bớt mẩn đỏ, sưng, ngứa. Tuy nhiên, nên hạn chế bôi kem kháng viêm khi đã bớt ngứa và tăng cường các liệu pháp tự chăm sóc da khác như làm ẩm da, mềm da cũng giúp kiểm soát viêm da dị ứng mức độ nhẹ thay vì dùng thuốc. 

Nếu dùng kéo dài kèm kháng viêm sẽ gây tác dụng phụ như làm đổi màu da, mỏng da, mọc lông và dễ làm da nhiễm trùng hơn. Các kem kháng viêm có corticoid chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tuỳ vào tính chất tổn thương, bác sĩ sẽ kê hoạt chất từ nhẹ đến nặng.

Kháng sinh

Trong trường hợp người bệnh có nhiễm trùng da thì việc điều trị cần bổ sung thêm kháng sinh trong một thời gian ngắn để điều trị nhiễm trùng. Đồng thời, nếu vết thương hở và chảy dịch, người bệnh cần đắp gạc, vệ sinh và thay băng mỗi ngày để tránh bội nhiễm. 

Hạn chế các tác nhân kích thích bệnh khởi phát

Nhiều người bệnh lo lắng viêm da dị ứng có lây không vị sợ đã bị lây từ người khác hay lo ngại sẽ lây cho người thân trong gia đình. Tuy nhiên, bệnh do cơ địa của từng người nên hoàn toàn không lây nhiễm. 

Theo đó, việc cần làm là hạn chế các tác nhân kích thước bệnh dị ứng cơ địa khởi phát:

  • Tránh thức ăn dễ bị dị ứng, vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn, gối, nệm, thảm và màn cửa thường xuyên, tránh khói thuốc lá và môi trường bụi bặm. 
  • Tắm không quá lâu; mỗi lần tắm, giới hạn trong 15-20 phút và sử dụng nước ấm hơn là nước nóng.
  • Nên dùng một loại nước hoa, xà phòng cố định và có tính tẩy rửa nhẹ nhàng; nếu muốn thay đổi, nên thử trên một vùng da mỏng trước để xem có gây kích ứng hay không.
  • Hạn chế gãi da đến mức tối thiểu; đối với trẻ nhỏ , cần cắt móng tay và đeo găng tay vào ban đêm.
  • Khi trời nóng, cần mặc quần áo thoáng mát. Khi trời lạnh và khô, cần dưỡng da với các loại kem, sáp dưỡng ẩm và uống đủ nước. 

Các biện pháp điều trị khác

Liệu pháp miễn dịch đang từng bước ứng dụng trong điều trị viêm da dị ứng nói riêng và các bệnh do rối loạn miễn dịch khác nói chung. Tuy nhiên, hiệu quả về lâu dài cũng như tính an toàn của các nhóm thuốc này vẫn chưa rõ ràng nên chỉ được chấp thuận cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn. 

Đồng thời, phương pháp này chỉ được sử dụng khi phương pháp điều trị khác đã thất bại hoặc hoàn toàn không dung nạp được. 

Quang tuyến trị liệu

Phương pháp này cũng đã cho thấy những kết quả tích cực, điều chỉnh các rối loạn trong và ngay dưới cấu trúc da; tuy nhiên khả năng áp dụng rộng rãi đang cần nghiên cứu thêm bởi có một số bằng chứng cho thấy phương pháp này sẽ gây lão hoá sớm cũng như tăng nguy cơ ung thư da.

Tác dụng của nước điện giải ion kiềm đối với bệnh dị ứng cơ địa như thế nào?

Vai trò của nước ion kiềm đối với bệnh dị ứng

Bạn có biết, các chất gây dị ứng thường gây ra các triệu chứng ngoài da phần lớn là do thiếu nước trong cơ thể. Khi cơ thể không đủ nước sẽ giải phóng nhiều histamine đi vào trong máu. Các histamine này gây ra các phản ứng dị ứng ngoài da chẳng hạn như ăn phải thức ăn lạ, uống nước ô nhiễm, ngửi phấn hoa hay các phản ứng trong ruột tăng axit và tăng nhu động ruột khiến cơ thể mệt mỏi, kém khoẻ mạnh. 

Sự căng thẳng trong  thể kéo dài cũng có thể dẫn đến các tình trạng ngoài da như ngứa, nổi mề đay,… Như vậy, khi da mất nước, cơ thể dễ bị dị ứng và tập trung ở các khu vực bị mất nước nhiều nhất, dẫn đến sưng đỏ trên bề mặt da. 

Khi cơ thể thiếu nước, hoạt động cơ thể mất cân bằng, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức làm suy giảm chức năng, là nguyên nhân chủ yếu để bệnh tật dễ dàng tấn công, phá hoại.

mẹo dùng nước ion kiềm điều trị bệnh dị ứng cơ địa

Các tác dụng cụ thể của nước điện giải

Nước điện giải là loại nước được sản xuất bằng công nghệ điện phân từ máy điện giải ion kiềm với độ pH khác nhau. Nước điện giải có nhiều công dụng hỗ trợ chữa bệnh dị ứng cơ địa theo nhiều cách khác nhau:

Uống nước ion kiềm pH 8.5 – 9.5 giúp cải thiện bệnh dị ứng cơ địa

Uống nước điện giải ion kiềm pH 8.5 – 9.5 mỗi ngày là một trong những cách tốt nhất để bù nước cho cơ thể. Nước điện giải ion kiềm hay nước ion kiềm còn gọi theo Tiếng Anh là Alkaline ionized water, tên Tiếng nhật là nước hoàn nguyên, theo ngôn ngữ khoa học là Electrolyzed Reduced Water (ERW – Nước chiết xuất điện phân) dùng để chỉ một loại nước được sản xuất bằng công nghệ điện phân với pH từ 8.5 – 9.5 có các tính chất đặc trưng như giàu vi khoáng, tính kiềm tự nhiên như rau xanh, giàu chất chống oxy hoá và phân tử nước siêu nhỏ. Nước có tác dụng tốt cho cơ thể và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Với phân tử nước siêu nhỏ (0.5mm), nhỏ gấp 5 lần so với phân tử nước bình thường nên tăng khả năng thẩm thấu, hấp thụ vào cơ thể nhanh chóng. Không chỉ giúp tăng cường thanh lọc cơ thể, cấp nước và giải độc cho tế bào, hạn chế các chất độc hại mà nước ion kiềm còn giúp tế bào hấp thụ tốt các dưỡng chất – tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.

Nước ion kiềm có tính kiềm tự nhiên như rau xanh giúp trung hoà nhanh lượng axit dư thừa. Khi cơ thể bị mất nước, môi trường bên trong cơ thể cũng trở nên axit hơn với độ pH thấp. Bổ sung nước ion kiềm vào cơ thể giúp cân bằng hiệu quả độ pH trong cơ thể, có tác dụng làm giảm các phản ứng histamin. 

Từ đó, da sẽ giảm bớt các triệu chứng khó chịu như ngứa, làm khô các vết trầy loét. Việc cân bằng độ pH trong cơ thể cũng giúp sức đề kháng của bạn trở nên tốt hơn, chống lại các virus, vi khuẩn, cải thiện tình trạng sức khoẻ tổng thể.

Đặc biệt, nước ion kiềm chứa nhiều Hydro giúp loại bỏ các gốc tự do – nguyên nhân gốc rễ hình thành nên nhiều loại bệnh nguy hiểm như ung thư, trong đó có cả ung thư đường ruột như trực tràng hoặc đại tràng. Hydro giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm quá trình lão hoá,… có tác dụng tích cực trong việc cải thiện tình trạng da như làm lành nhanh các vết thương lở loét trên da, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng da, giảm đỏ, giảm sưng cho da, giúp da mịn màng và khoẻ mạnh hơn.

nước ion kiềm

Cuối cùng, nước ion kiềm có chứa nhiều vi khoáng tự nhiên như Canxi, Natri, Magie, Kali,… vừa có chứa năng xây dựng các mô trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, vừa có thể tăng cường chức năng của thận, giảm hình thành sỏi thận. Trong cuốn sách “Đảo ngược lão hoá”, giáo sư bác sĩ Sang Wang (người Mỹ gốc Hàn Quốc) cho biết: “Sỏi thận được hình thành trong môi trường quá dư axit”. 

Nhiều người hiện nay thường lầm tưởng rằng sỏi thận được thành từ vi dư canxi, điều này là không đúng. Bằng chứng là hợp chất Canxi có thể hoà tan trong nước tiểu có tính axit trong khi sỏi thận thì không. Nếu bạn thêm vi chất Canxi vào bàng quang và giảm nồng độ axit trong nước tiểu, sỏi thận sẽ bị tan rã dần dần. Vì vậy, uống nước ion kiềm (có chứa Canxi), đồng thời có tính kiềm tự nhiên giúp làm giảm nồng độ axit trong cơ thể, phòng ngừa sỏi thận và hỗ trợ hoà tan sỏi thận.

Chăm sóc da bị dị ứng cơ địa bằng nước ion axit nhẹ pH 5.5

Bên cạnh uống nước điện giải ion kiềm pH 8.5 – 9.5 thì dùng nước ion axit yếu pH 5.5 để cân bằng độ pH trên da cũng là giải pháp hỗ trợ chữa bệnh dị ứng cơ địa. Độ pH trên da của con người có tính axit nhẹ ở mức khoảng 5.3. Vì vậy, sử dụng nước ion axit yếu 5.5 của máy điện giải để tắm rửa trên vùng da bị ngứa, bị mụn, bị trầy xước, lở loét giúp pH trên da được ổn định, hạn chế tình trạng ngứa, sát khuẩn nhẹ ở các vết thương hở, giảm đỏ và sưng cho da. Nước ion axit được coi là loại nước an toàn giúp chăm sóc tốt cho làn da của con người.

nước điện giải ion kiềm

Tuy nhiên, nước ion kiềm không phải là thuốc và không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Nếu các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng của bạn chuyển biến nặng, hãy đến trực tiếp phòng khám hoặc bệnh viện đa khoa để được tư vấn, thăm khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Dị ứng cơ địa do thời tiết hay dị ứng thời tiết – một dạng dị ứng gây khó chịu không kém

Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng cơ địa do thời tiết hay dị ứng thời tiết là hiện tượng xảy ra khi cơ thể phản ứng với các tác nhân gây kích ứng (nấm mốc, phấn hoa, bụi mịn,…) phát triển bất thường trong không khí do sự thay đổi thời tiết hoặc độ ẩm.

Thực tế, tình trạng dị ứng cơ địa do thời tiết hay dị ứng thời tiết có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, đồng thời xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Đặc biệt, vào những ngày hè, khi cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi khiến làn da luôn trong tình trạng ẩm ướt, dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Bên cạnh đó, nhiệt độ cao còn dễ ảnh hưởng đến cơ thể, làm bệnh dị ứng thời tiết càng nặng hơn. 

Mặt khác, vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, không khí hanh khô khiến da trở nên thô ráp và hiện tượng da dị ứng thời tiết lạnh bắt đầu xuất hiện. Ngay cả vào những ngày gặp mưa gió thì một số người vẫn có thể bị dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ do cơ địa ứ đọng độc tố hoặc do các bệnh lý khác. 

Những triệu chứng và dấu hiệu dị ứng thời tiết

Theo bác sĩ, các biểu hiện của dị ứng thời tiết hay dấu hiệu dị ứng thời tiết phổ biến có thể bao gồm:

  • Da nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, đặc biệt là các vùng da như bàn tay, chân, mặt. Đó là những nơi dễ bị nổi mẩn nhất. Lúc này, ngoài dấu hiệu dị ứng thời tiết kể trên thì người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
  • Da bị sưng rộp hay tấy đỏ.
  • Các nốt dị ứng thường mẩn đỏ và có xuất hiện vảy ở đầu. Mẩn đỏ thường mọc ở khu vực mặt, đầu gối và khuỷu tay. 
  • Nổi mề đay cấp tính. Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, khiến người bệnh bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, có các dấu hiệu dị ứng thời tiết trên khắp cơ thể. 

Nguyên nhân gây bệnh dị ứng thời tiết

Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời chuyển lạnh, độ ẩm cao khiến da giảm tiết mồ hôi và chất bã nhờn, chất sừng của da bị mất nước, da trở nên khô hơn, đóng ít vảy. Điều này cũng khiến các protein trong cơ thể biến chất trở thành chất đối nghịch với cơ thể làm cơ thể phản ứng với các tình trạng như ngứa, nổi mẩn, sần, mề đay.

Đã có rất nhiều nghiên cứu thực hiện để tìm ra nguyên nhân và ảnh hưởng của bệnh dị ứng thời tiết. Một số nghiên cứu cho thấy nhận thức của con người có nguy cơ bị suy giảm qua mỗi lần bị dị ứng cơ địa do thời tiết hay dị ứng thời tiết. 

Nguy cơ da bị dị ứng cơ địa do thời tiết hay dị ứng thời tiết có thể tăng lên nếu bạn:

  • Có cơ địa dị ứng.
  • Mắc các bệnh lý như hen suyễn, viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng,…

Bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì cho mau khỏi?

Nhiều người thường thắc mắc da bị dị ứng cơ địa do thời tiết hay dị ứng thời tiết phải làm sao, bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì cho mau khỏi hay cách chữa dị ứng thời tiết là gì? Thực tế, không có cách chữa dị ứng thời tiết hoàn toàn. Tuy nhiên, việc dùng một số loại thuốc kê toa có thể giúp kiểm soát tốt những triệu chứng khó chịu mà dị ứng thời tiết gây ra. 

Các loại thuốc dị ứng cơ địa do thời tiết hay dị ứng thời tiết thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin như cetirizine, Ioratadin.
  • Thuốc kháng thụ thể H2 (cimetidine) hoặc doxepin được kê toa cho những trường hợp nổi mề đay nặng gây lo lắng và trầm cảm.
  • Prednisolone được chỉ định điều trị trong hội chứng phù mạch, mề đay, tăng bạch cầu ái toan. 
  • Corticoide được dùng để điều trị phòng ngừa các phản ứng kéo dài liên tục. 

Những thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa và kiểm soát tốt biểu hiện dị ứng cơ địa do thời tiết hay dị ứng thời tiết

Bên cạnh cách chữa dị ứng cơ địa do thời tiết lạnh, nóng,… bằng thuốc dị ứng thời tiết, người bệnh có thể hạn chế cũng như kiểm soát tốt các triệu chứng khó chịu do dị ứng thời tiết gây ra bằng một số thói quen sống lành mạnh như sau:

  • Uống nước ép trái cây thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Tránh hút thuốc, dùng đồ uống có cồn, tiếp xúc với khói bụi và phấn hoa vì đây là những yếu tố có nguy cơ khiến bệnh dị ứng thời tiết khởi phát. 
  • Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, tránh việc thay đổi môi trường có nhiệt độ đột ngột hoặc liên tục.
  • Nếu ngồi trong máy lạnh, bạn chỉ nên chỉnh nhiệt độ ở mức lý tưởng trong khoảng 25 – 27 độ C để giảm nguy cơ nhiệt độ quá chênh so với nhiệt độ ngoài trời. 
  • Để phòng tránh những cơn đau đầu xảy ra khi chuyển mùa, bạn nên ăn nhiều rau xanh, rau quả có nhiều vitamin C, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhằm điều hoà cơ thể, tập thể dục thể thao điều độ nhằm tăng cường sức khoẻ. Bạn cũng có thể sử dụng viên uống bổ sung vitamin B1, B6, B12.
  • Tránh làm việc dưới trời nắng gắt, khi đi ngoài trời nắng, cần che chắn da cẩn thận (mặc áo khoác, đội mũ rộng vành). Về mùa đông, bạn nên mặc ấm và giữ ấm đầu, cổ, chân, tay, tránh những nơi ồn ào náo nhiệt, nơi có không khí ngột ngạt vì dẫn đến hạ huyết áp và gây ra những cơn đau đầu. 

Qua bài viết trên, chắc hẳn nhiều bạn đọc đã hiểu hơn về căn bệnh dị ứng cơ địa cũng như công dụng của nước ion kiềm đối với căn bệnh này. Hãy duy trì đều đặn việc uống nước ion kiềm mỗi ngày để có một sức khoẻ tốt hơn mỗi ngày nhé!

Tham khảo một số máy lọc nước điện giải ion kiềm đáng mua nhất hiện nay:

Tham khảo một số bài viết:

5 1 Bình chọn
Article Rating
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Chế độ ăn uống lành mạnh sau TẾT với nước ion kiềm để cơ thể khỏe mạnh xua tan bệnh vặt

Chế độ ăn uống lành mạnh sau TẾT với nước ion kiềm để cơ thể khỏe mạnh xua tan bệnh vặt

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ xua tan được các bệnh vặt, đảm bảo cơ thể phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt, chế độ ăn uống có sử dụng nước ion kiềm sẽ mang lại lợi ích tuyệt vời hơn thế nữa cho cơ thể của bạn. Cùng Besthome tìm hiểu Chế độ ăn uống lành mạnh sau TẾT với nước ion kiềm để cơ thể khỏe mạnh xua tan bệnh vặt nhé!

5 Mẹo vệ sinh nhà bếp sạch sẽ đón TẾT cho NGƯỜI LƯỜI cũng làm được

5 Mẹo vệ sinh nhà bếp sạch sẽ đón TẾT cho NGƯỜI LƯỜI cũng làm được

Cuối năm là dịp lý tưởng để bạn vệ sinh căn bếp của mình để đón một cái Tết tươm tất. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đến bạn 5 Mẹo vệ sinh nhà bếp sạch sẽ đón TẾT cho NGƯỜI LƯỜI cũng làm được

Mẹo dùng nước ion kiềm làm đẹp da và tóc hiệu quả bất ngờ

Mẹo dùng nước ion kiềm làm đẹp da và tóc hiệu quả bất ngờ

Máy lọc nước điện giải ion kiềm mang đến nguồn nước sạch, an toàn cho sức khỏe. Bên cạnh đó nước điện giải ion axit nhẹ với độ pH 5.5 – 6.5 còn có tác dụng làm đẹp da mặt và nuôi dưỡng tóc. Siêu thị bếp Besthome sẽ hướng dẫn bạn cách làm đẹp da và tóc bằng nước điện giải ion axit nhẹ hiệu quả nhất nhé!

Thủ thuật Giải Độc Rượu Bia nhanh chóng bằng Nước Ion Kiềm

Thủ thuật Giải Độc Rượu Bia nhanh chóng bằng Nước Ion Kiềm

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Rượu Bia đứng hàng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu. Nguyên nhân nằm ở chất độc có sẵn hoặc sinh ra trong quá trình sử dụng rượu bia. Vậy giải độc rượu bia bằng cách nào thì tốt nhất?

Mẹo làm sạch thịt với nước ion kiềm khiến bạn bất ngờ

Mẹo làm sạch thịt với nước ion kiềm khiến bạn bất ngờ

Thịt lợn là một trong những nguồn thực phẩm cần thiết và phổ biến ở nước ta hiện nay. Đối với thịt lợn có thể chế biến khá nhiều những thành phẩm món ngon. Từ những món bình dân nhất đến những món ăn sang trọng. Chính vì thế, việc làm sạch thịt là mối quan tâm hàng đầu của những chị em nội trợ. Vậy làm cách nào để làm thịt lợn chuẩn mà đảm bảo sức khỏe người dùng.

Gợi ý Mẹo Hay Nhà Bếp với nước điện giải ion kiềm

Gợi ý Mẹo Hay Nhà Bếp với nước điện giải ion kiềm

Nước ion kiềm là loại nước “thần kỳ” tốt cho sức khỏe con người. Nước ion kiềm giàu hydrogen giúp trung hòa axit, chống lão hóa, chống gốc tự do, cho cơ thể hấp thụ nhanh, phòng trừ bệnh tật. Ngoài ra, nước ion kiềm còn được tận dụng với rất nhiều mẹo hay trong nhà bếp. Sau đây là Gợi ý Mẹo Hay Nhà Bếp với nước điện giải ion kiềm cho bạn.